Tuyên bố này được ông đưa ra trong cuộc gặp với Phòng Thương mại Mỹ ở Malaysia (AMCHAM) mới đây, nơi các thành viên của AMCHAM đã đề cập tới tiềm năng của ngành công nghiệp này ở Malaysia.
Trả lời phóng viên bên lề lễ ra mắt hệ thống điện mặt trời đầu tiên của Petronas, ông Peter Chin cho biết: “Nhiều công ty đa quốc gia, bao gồm cả từ Mỹ và Đài Loan, cũng tới Malaysia để đầu tư vào lĩnh vực này”.
“Các thành viên AMCHAM cũng yêu cầu Chính phủ giúp các công ty tham gia vào ngành công nghiệp này để duy trì vị thế của họ ở đây”.
Theo báo cáo, đã có nhiều công ty Mỹ đầu tư cho ngành công nghiệp điện mặt trời tại địa phương.
Trước đó, trong bài phát biểu của mình, ông Peter Chin cho biết, Malaysia đã thu hút được hơn 14 tỷ ringgit đầu tư trực tiếp nước ngoài vào điện mặt trời tính tới năm 2010. Điều này đã giúp tạo ra khoảng 10.000 công ăn việc làm tính tới cuối năm 2011.
“Việc áp dụng chính sách trợ giá FIT từ ngày 1/12/2011 là một công cụ chính sách lớn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển năng lượng tái tạo trong nước, đặc biệt là điện mặt trời”, ông nói thêm.
Trong khi đó, hệ thống điện năng lượng mặt trời được lắp đặt trên các mái nhà của trung tâm mua sắm Suria KLCC là một phần của dự án điện mặt trời Petronas. Đây là dự án thí điểm của Petronas phối hợp với Mitsubishi (Nhật) nhằm phát triển khả năng quản lý công nghệ quang điện và đánh giá hiệu suất công nghệ.
Đây là hệ thống điện mặt trời đơn lẻ lớn nhất được lắp đặt trên mái một trung tâm thương mại ở Đông Nam Á.
Việc lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời này được bắt đầu vào tháng 4 năm 2011, và đã hoàn thành vào tháng 2 năm nay. HIện hệ thống đang cung cấp khoảng 30% nhu cầu năng lượng của Suria KLCC.